Chùa Quán Sứ – Cổ tự linh thiêng bậc nhất giữa TP. Hà Nội

chua quan xu 6

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp ít khi có thể tìm kiếm được một địa điểm tâm linh tạo cho bạn cảm giác bình yên đến lạ cho tâm hồn của bạn. Chùa Quán Sứ – trụ sở giáo hội Phật Giáo Việt Nam là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất hiện nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chùa Quán Sứ dưới bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về lịch sử Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 Quán Sứ, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.  Là ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 vào khoảng đời vua Lê Thế Tông (1341-1369). Vua Lê Thế Tông thì triều đình thường xuyên tiếp đón các nữ thần của các quốc gia phía Nam đến thăm. Các vị sứ giả này đều sùng đạo phật nên nhà vua đã cho xây dựng một khuôn viên gọi là Quán Sứ để tiếp đón họ. Tên gọi “Quán Sứ” được cắt nghĩa là nơi ở của các sứ giả. Bên trong khuôn viên Quán Sứ được nhà vua cho xây dựng một ngôi chùa để họ có thể hành lễ.

Đến thời Gia Long, kho triều đình nhà Nguyễn dời vào Phú Xuân lập kinh đô thì chùa Quán Sứ trở thành nơi hành lễ cho quân nhân đồn Hậu Quân. Đến Năm 1934 thì chùa trở thành trụ sở của trung tâm Bắc kỳ Phật giáo Hội, nay chính là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Qua thời gian thì khuôn viên này đã dần dần bị xoá đi, tuy nhiên ngôi chùa thì vẫn còn tồn tại. Năm 1942 sư Tổ Vĩnh Nghiêm cho xây dựng lại với hệ thống kiến trúc, trang trí được kết hợp từ tinh hoa của những ngôi chùa lớn ở Miền Bắc của hai Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.  Năm 1951 đại hội Phật Giáo 3 miền đã thành lập Tổng hội Giáo hội Việt Nam cũng chính là năm Chùa được đặt lá cờ Phật Giáo Việt Nam được Hòa Thượng Thích Tố Liên mang từ Colombo về.

Tham khảo  Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự nổi tiếng của xứ Huế
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 Quán Sứ, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 Quán Sứ, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

Kiến trúc Chùa

Hiện nay thì chỉ có kiến trúc khang trang bao gồm Tam Quan, Chính điện, Thư viện, phòng khách, nhà tăng ni và giảng đường. Được xây dựng với truyền thống “Nội Công Ngoại Quốc”. Từ ngoài đường nhìn vào là du khách có thể thấy được cổng Tam Quang với 3 tầng mái và có một lầu chuông. Đi qua cổng Tam Quan là bạn sẽ thấy được một khuôn viên rộng rãi và đối diện cổng là toàn Chính Điện.  Bước vào chính điện là một không ký trang nghiêm lộng lẫy thờ các tượng phật. Bậc cao nhất thờ tượng của Tam Thế Phất, bậc thứ 2 thờ Quan Thế  m và Đại Thế Chí. Bậc thứ 3 là thờ phật Thích Ca ở giữa và hai bên thờ các tượng phật A – Nam – Đà  và Ca – Diếp. Bậc thứ 4 (bậc cuối cùng) thờ tượng phật Bồ Tát Quan  m và Địa Tạng Vương cùng với 4 vị quốc sư nhà lý là : Lý Quốc Sư, Đức Ông, Châu Sương và Quan Bình.

Thời gian mở cửa chùa

Là một ngôi chùa vẫn giữ được những nét cổ kính, thanh tịnh của một địa điểm tâm linh tuy nằm giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam nên tại đây thường diễn ra những hoạt động vô cùng quan trọng. Đây là nơi cất giữ nhiều sổ sách, kinh văn phật giáo từ lâu đời, là một địa điểm vô cùng quan trọng của Phật giáo Việt Nam.

Chính vì vậy mà đây là một điểm thu hút lượng du khách và phật tử đến tham quan, hành hương. Đây là một nơi linh thiêng của người tu hành nên khi đến tham quan du khách cần chú ý đến thời gián. Chùa Quán Sứ mở cửa đón khách từ 6h sáng đến 21 tối tất cả các ngày trong tuần nên du khách có thể đến hành hương và bái lễ vào khoản thời gian này.

Ngoài ra, vào những ngày lễ, rằm thì chùa tổ chức những nghi lễ của phật giáo. Đặt biệt vào tháng 4 hàng năm thì Chùa Quán Sứ tổ chức Đại Lễ Phật Đản, thời điểm này hàng ngàn phật tử mọi miền ghé đến để tham gia vào những hoạt động như rước xe hoa, thả bóng bay, thả chim bồ câu….

Tham khảo  Chùa Bái Đính - Điểm đến du lịch hấp dẫn hiện nay
Thời gian mở cửa chùa khá linh hoạt cho du khách
Thời gian mở cửa chùa khá linh hoạt cho du khách

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Quán Sứ

Để đến được chùa thì trước tiên du khách cần di chuyển đến TP. Hà Nội. Đi đến trục đường Lê Thái Tổ – Hồ Gươm sau đó di chuyển vào đường Bà Triệu.  Đi dọc theo đường Bà Triệu đến ngã Tư Bà Triệu thì bạn rẽ phải và đi thẳng đến phố Quán Sứ và bắt đầu rẽ trái. Sau khi rẽ trái và chạy thêm tầm 500m nữa là bạn đã đến được chùa. Nếu bạn không có xe riêng thì có thể đi xe bus đến chùa bằng những tuyến đến gần chùa như tuyến số 01,32,40 sẽ dừng tại đường Quán sứ, tuyến 49,86 dừng tại 54 Lý Thường Kiệt và sau đó bạn đi bộ đến chùa.

Những hoạt động lễ hội nổi bậc tại Chùa Quán Sứ

Tham quan chùa thì ngoài việc dâng hương cúng bài cầu nguyện thì du khách có thể lựa chọn những thời điểm có những lễ hội lớn của chùa như:

Đại lễ Phật Đản

Đây là một đại lễ lớn không chỉ riêng ở Chùa Quán Sứ mà còn ở tất cả các chùa trong nước. Là trụ sở của giáo hội Phật Giáo Việt nam thì đại lễ Phật Đản tại đây được tổ chức hoành tráng và trang nghiêm. Không chỉ du khách, phật tử tham gia đại lễ mà tại đây thường xuyên đón tiếp những lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cũng như các đại diện của tổ chức giáo hội phật giáo, các vị Thượng Tọa và Hòa Thượng về đây để tham gia đại lễ.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức cực long trọng
Đại lễ Phật Đản được tổ chức cực long trọng

Cung rước xá Lợi Phật ở Chùa Quán Sứ

Lễ cung rước xá lợi tại chùa thu hút đông đảo tăng ni, phật tử thành phố cũng như các tỉnh trên cả nước và lượng lớn khách du lịch tham gia. Hàng ngàn người cùng nhau rước xá lợi qua các con phố Lý Thường Kiệt – Bà Triệu – Nguyễn Du – Yết Kiêu – Trần Hưng Đạo và về lại Quán Sứ.

Tham khảo  Chùa Cái Bầu - Địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua

Đêm hội Hoa Đăng

Đây là một đêm hội diễn ra trong tuần lễ kính mừng Phật Đản. Đây là đêm hội quy tụ những thanh thiếu niên phật tử để tổ chức một đêm hội cầu nguyện cho mọi người, mọi nhà và xã hội bình an, hạnh phúc. Đây là một trong những đêm hội đặc sắc và có ý nghĩa tại chùa.

Đêm hội Hoa Đăng diễn ra khá nhộn nhịp tại chùa
Đêm hội Hoa Đăng diễn ra khá nhộn nhịp tại chùa

Những lưu ý khi bạn tham quan tại chùa Quán Sứ

  • Đây là một cổ tự linh thiên cho nên khi đến tham quan bạn không nên ăn mặc hở hang, màu mè gây phản cảm và mất đi tính trang nghiêm cổ kính của một nơi tâm linh.
  • Đến chùa là để cầu nguyện cho bản thân, gia đình và xã hội. Bạn không nên cứ mải mê chụp ảnh, như vậy sẽ sai với mục đích của một nơi tâm linh.
  • Là một nơi có lịch sử lâu đời, mở cửa tự do cho bạn tham quan nên khi đến tham quan thì bạn không nên tùy ý động vào bất cứ thứ gì mà không có sự cho phép của nhà chùa.
  • Lượng khách tham quan, cúng dường tại nhà chùa là rất đông, khi đến đây thì mỗi người cần giữ gìn vệ sinh chung để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Cúng dường là một điều tốt nhưng bạn phải làm một cách đúng. Nếu bạn muốn cùng đường thì hãy bỏ vào hòm công đức hoặc có thể gặp trực tiếp nhà chùa để cúng dường, không nên tự ý nhét vào những chỗ khác gây phản cảm.
  • Là một nơi tâm linh nên khi tham quan mọi người cần giữ trật tự, không gây ồn ào ảnh hưởng đến những người khác đang thành tâm lễ phật.
Những lưu ý khi bạn tham quan tại chùa Quán Sứ
Những lưu ý khi bạn tham quan tại chùa Quán Sứ

Kết luận

Chùa Quán Sứ là một cổ tự linh thiêng được giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn làm trụ sở. Là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, trang nghiêm và tâm linh. Mọi người nếu có cơ hội hãy nên ghé lại chùa để cầu phúc cho bản thân, người thân và cả bạn bè của mình.

Cập nhật lúc: 10:45, 02/03/2023

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *