Chùa Thiên Ưng – Nét đẹp tâm linh của Bình Định

cong tam quan

Có lẽ do từng là cố đô của vương quốc Chămpa cùng nền văn hóa Sa Huỳnh lâu đời nên Bình Định vô hình mang nét cổ xưa và bình yên lạ thường. Cùng với đó là sự hình thành của một số công trình kiến trúc Phật giáo, tiêu biểu như chùa Thiên Hưng Bình Định cũng đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc cho nơi đây.

Dù được xây dựng ở thời điểm hiện đại nhưng chùa Thiên Hưng Bình Định vẫn rất ấn tượng nhờ phong cách vẫn hài hòa, lại tọa lạc giữa khung gian cổ kính, yên bình đã giúp nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Đồng thời ngôi chùa còn được xem là một nơi linh thiêng để người dân sinh hoạt tín ngưỡng, tìm đến sự tĩnh tâm và bình an. Nếu có dịp và cơ hội, mọi người đến tham quan công trình Phật giáo đặc biệt này nhé.

Đôi nét về chùa Thiên Hưng

Địa chỉ

Phường Nhơn Hưng, Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định.

Chùa Thiên Hưng Bình Định nằm trên quốc lộ 1A, gần sân bay Phù Cát và gần những di tích văn hóa lịch sử quốc gia của Bình Định như tháp Cánh Tiên, tháp Bánh Ít, chùa Thập Tháp, thành Hoàng Đế… Do đó khi đến chùa tham quan, bạn có thể dễ dàng tìm đường đi và tham quan quần thể di tích quốc gia khác trong chuyến đi.

Đường đi đến chùa Thiên Hưng

Về cách di chuyển, sau khi đặt vé máy bay đến Quy Nhơn, từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn cũng có thể lựa chọn các phương tiện như taxi hoặc xe buýt (Tuyến Phù Cát – Quy Nhơn và báo dừng ở Chùa Thiên Hưng Bình Định là đến nơi). Khi xuống xe, bạn nhìn phía bên tay trái sẽ có 01 tòa tháp cao, và đó chính là đặc trưng của ngôi chùa này.

Tham khảo  [Review] Cung đường huyền thoại Vẻ đẹp độc đáo của Dốc Thẩm Mã

Còn một cách di chuyển nữa là xe máy. Trên quãng đường đi, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh. Nếu không thông thạo đường đi, bạn chỉ cần hỏi thăm người dân địa phương hoặc dùng Google Maps là ra ngay Chùa Thiên Hưng Bình Định.

Một số lưu ý cần biết

Khi đến chùa các bạn nên lưu ý thời gian nhé, chùa thường mở cửa từ 9 giờ sáng, nhưng sẽ có một số điểm đến 11 giờ hoặc 15 giờ sẽ đóng cửa sớm. Đặc biệt để có thể thưởng thức cơm chay, bạn cũng nên đặt trước để nhà chùa chuẩn bị. Và khi đến chùa nên chọn trang phục lịch sự, trang nghiêm và đi nhẹ nói khẽ ở nơi thanh tịnh này nhé.

thien hung tu
Chùa Thiên Hưng tại Bình Định

Cách di chuyển đến chùa Thiên Hưng

Chùa được xây dựng gần khu vực Đập Đá trên quốc lộ 1 nên việc di chuyển đến đây khá dễ dàng và thuận tiện.

Từ sân bay Phù Cát tới Quy Nhơn và từ Trung tâm TP đến chùa chỉ mất khoảng 30 phút, các bạn có thể đi bằng taxi hay thuê xe máy đi tới chùa rất thuận tiện cho bất kỳ ai đến để tham quan, bái phật

khuon vien chua
Thiên Hưng Tự cách trung thâm Tp Quy Nhơn 20km về hướng Đông

Những nét đặc trưng của Thiên Hưng Tự

Trụ trì chùa Thiên Hưng là ai?

Chùa Thiên Hưng hay còn có tên gọi khác là chùa Đồng Ngộ, do Đại đức Thích Đồng Ngộ làm trụ trì. Đại đức Thích Đồng Ngộ ngoài việc được người dân biết đến là người trẻ tuổi tài cao, thì bên cạnh đó, ngài còn là một người rất am hiểu phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

Thời gian mở cửa chùa Thiên Hưng

Chùa mở cửa đón khách vào 9 giờ sáng, tuy nhiên từ 11 giờ đến 15 giờ sẽ đóng cửa một số khu vực, vì vậy nếu muốn thăm hết mọi nơi thì nên đến chùa lúc mới mở cửa.

Chùa Thiên Hưng xây dựng năm nào?

Chùa mới được xây dựng gần đây và hiện tại vẫn còn đang mở rộng thêm.

Chùa Thiên Hưng – “Phượng hoàng cổ trấn” phiên bản Việt

Điều đầu tiên du khách cảm nhận khi đến chùa có lẽ là vẻ đẹp dung dị bao quanh chùa.

Hai bên con đường đi đến cổng chùa được phủ bằng cánh đồng lúa bạt ngàn, màu xanh của lúa khi còn non, vàng rộ khi chín tạo nên khung cảnh đồng quê đẹp khó cưỡng.

Tham khảo  Chùa Khai Nguyên - điểm đến thu hút nhiều phật tử

Kiến trúc cổ đặc sắc 

Thiên Hưng Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Ngôi chùa này ;à công trình kiến trúc hiện đại nằm trong quần thể tâm linh Linh Phong mang vẻ đẹp không quá nguy nga cũng không quá cổ kính. Chùa có diện tích lớn với những gian nhà chính, phụ đan xen lẫn nhau. Thiết kế nhà nổi bật với mái ngói cong mang đậm nét dấu ấn của kiến trúc Phật Tự xa xưa.

kien truc doc nhat
Thiên Hưng Tự sở hữu kiến trúc ấn tượng, độc nhất

Cổng tam quan của Thiên Hưng Tự được thiết kế giống như một lưỡi đao cong vút lên trời. Kết hợp cùng cánh cổng gỗ nâu mộc mạc mang đến cảm giác đang lạc vào bức tranh cổ đại trầm ngâm, tĩnh lặng. Đây cũng chính là lối kiến trúc đặc trưng của những công trình Phật Giáo miền Bắc nước ta.

cong tam quan
Cổng tam quan được thiết kế với những mái vòm cong vút

Sau cổng tam quan bạn sẽ như lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” với sự kết hợp hài hòa của kiến trúc, cây cối, non nước hữu tình nơi đây. Khu vực chính điện hiên ngang được thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng mái với những trụ cột lớn, vững chãi nâng đỡ toàn bộ chính điện. Phần mái được thiết kế uốn cong với chạm khắc hình đầu rồng ấn tượng. Ở khu vực chính điện, mỗi tầng sẽ thờ phụng một bức tượng phật khác nhau. Nổi bật nhất ở tầng một là bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng, nơi cao nhất của chính điện chính là nơi thờ phục Phật Thích Ca Mâu Ni. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những bức tượng phật khác được thờ phụng tại đây.

chanh dien
Không gian khu vực chính điện uy nghiêm, linh thiêng

 

Khuôn viên

Khuôn viên chùa Thiên Hưng hài hòa với sự kết hợp giữa cây, hoa và các công trình kiến trúc. Đặc biệt, đối diện chính điện chính là ao sen nở quanh năm nhất là vào mùa hè. Ngay cạnh ao sen là khu vườn Thiên Thanh có tượng Quan m Bồ Tát. Khuôn viên chùa được thiết kế với nhiều hòn non mộ cũng như các tượng phật. Dạo bước quanh Thiên Hưng Tự sẽ mang tới cảm giác thư thái, xua tan những mệt mỏi cho bạn.

khuon vien
Khuôn viên Thiên Hưng Tự

Những lưu ý khi đến chùa Thiên Hưng

Khi đến tham quan hay lễ bái tại chùa Thiên Hưng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Cơm chay miễn phí sẽ được phục vụ từ 10 giờ đến 12 giờ, song nếu muốn ăn thì bạn phải báo trước với nhà bếp để được chuẩn bị.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Tham khảo  7 rắc rối cần tránh khi du lịch Singapore
chua thien hung
Khuôn viên Thiên Hưng Tự

Gợi ý một số địa điểm tham quan gần chùa Thiên Hưng

Đến với xứ Nẫu, bên cạnh chùa Thiên Hưng bạn cũng có thể ghé thăm một vài điểm du lịch nổi tiếng như

  • Thành Hoàng Đế: Được biết đến là kinh đô xa nhất của người Việt về phương Nam và đây cũng là kinh đô của 2 triều đại. Thành Hoàng Đế là chứng tích ghi lại dòng lịch sử theo thời gian cực kỳ giá trị
  • Tháp Cánh Tiên: Đây là một trong những ngôi tháp còn lưu giữ nguyên vẹn những lối kiến trúc xưa. Đến với Tháp bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của kiến trúc văn hóa Chăm Pa trước đây.
  • Tháp Bánh Ít: Đây là ngôi tháp có nhiều tháp nhất, có giá trị về văn hóa và nghệ thuật trong kiến trúc Việt Nam.

Tổng kết

Với nét đẹp riêng biệt, không gian tươi mát, chùa Thiên Hưng là chốn bình yên cho du khách lui về. Nếu có cơ hội đến Bình Định, hãy ghé qua Thiên Hưng Tự để tận hưởng vẻ đẹp và không khí bình dị tại nơi đây.

Cập nhật lúc: 21:14, 17/09/2022

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *